PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL)
I. LIÊN HỆ
Địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà khu Đa chức năng, khu A, Bệnh viện Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363885204 Email: qlcl.bvdn@gmail.com
Nhân sự:
-
Tổng số: 04 nhân viên.
-
Phó Phòng phụ trách: Bác sĩ Trần Thị Tín
II. NHÂN SỰ VÀ MẠNG LƯỚI
-
Nhân sự tham gia hoạt động cải tiến chất lượng
-
Hội đồng quản lý chất lượng
-
Chủ tịch Hội đồng quản lý chất lượng: Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Đức Nhân, TTƯT-Giám đốc bệnh viện.
-
Thành viên Hội Đồng: Các Trưởng Khoa, Phòng.
-
Phòng Quản lý chất lượng.
Hình ảnh của phòng
1. Mạng lưới cải tiến chất lượng Khoa, Phòng.
-
Trưởng ban: BSCKII Trần Thị Khánh Ngọc, Phó Giám đốc bệnh viện.
-
Thành viên mạng lưới: Các điều dưỡng Truỏng Khoa, KTV Trưởng khoa.
2. Nhân sự phòng quản lý chất lượng
2.1 Bác sĩ cao cấp Lê Hồng Hải
Trưởng phòng – Điều phối tất cả các hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện theo chỉ đạo của Ban Giám đốc. Phụ trách Tổ Quản lý chất lượng điều trị. Hoạt động cải tiến chất lượng tại bệnh viện
Email:
Lhhaitcbvdn@gmail.com
TTƯT. BS CAO CẤP Lê Hồng Hải
Trưởng phòng
2.2 Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
Phụ trách Tổ Quản lý chất lượng chăm sóc người bệnh: Khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế.
Email:
ptmchau2608@gmail.com
Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
2.3 Bác sĩ Lê Ngọc Phú
Phụ trách Tổ An toàn y tế và Quản lý sự cố y khoa. Bảng kiểm, kiểm tra, giám sát tại bệnh viện. Phụ trách 5S – Công cụ quản lý và sắp xếp nơi làm việc.
Email:
Phu.le.ngoc.1712@gmail.com
Bác sĩ Lê Ngọc Phú
2.4 CNĐD. Lý Thị Bình
Phụ trách Tổ Kiểm soát Nhiễm Khuẩn và An toàn môi trường. Chỉ số hoạt động, chỉ số chất lượng.
Email:
binhlytrinh@gmail.com
CNĐD. Lý Thị Bình
III. Tóm tắt lịch sử hình thành đơn vị:
Trong quá trình xây dựng và phát triển bệnh viện, chất lượng khám chữa bệnh cũng như là chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh luôn là vấn đề được chú trọng quan tâm hàng đầu. Bằng nhiều biện pháp tăng cường chất lượng bệnh viện mọi mặt từ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ kỹ thuật chuyên môn, đào tạo trình độ chuyên môn và quản lý cho cán bộ bệnh viện, liên tục triển khai các kỹ thuật mới, các kỹ thuật của tuyến trên…, bệnh viện đã đạt được những thành công nhất định, uy tín của bệnh viện ngày một tăng cao, là điểm đến khám chữa bệnh tin cậy cho người dân Đà Nẵng cũng như các tỉnh lân cận khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, các hoạt động về chất lượng và cải tiến chất lượng vẫn còn chưa mang tính chiến lược và hệ thống. Năm 2012 Bệnh viện đã được cấp công nhận đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 2001:2008 tại các phòng chức năng nhằm chuẩn hóa các quy trình quản lý, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
Năm 2013 Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện và Thông tư 19/2013/TT-BYT , ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc thực hiện QLCL, dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện. Căn cứ các hướng dẫn của Bộ Y tế và Cục QL KCB, được sự quan tâm sâu sắc của Sở Y tế và đặc biệt là của Ban Giám đốc bệnh viện, Phòng QLCL Bệnh viện Đà Nẵng chính thức được thành lập theo Quyết định số 304/QĐ-BVĐN ngày 23/6/2015 của Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, với nhiệm vụ trọng tâm là đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho Ban Giám đốc, Hội đồng Quản lý chất lượng về công tác quản lý chất lượng Bệnh viện. Bên cạnh đó, phòng QLCL đóng vai trò gắn kết, phối hợp chặt chẽ với các khoa, phòng chức năng để thực hiện tốt nhiệm vụ QLCL BV dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
IV. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị:
. Phòng QLCL là phòng chức năng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện;
-
Làm đầu mối triển khai và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện, Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện;
-
Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
-
Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm cải tiến chất lượng tại các khoa phòng;
-
Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;
-
Phối hợp với các khoa, phòng đánh giá hài lòng người bệnh và nhân viên y tế trong phạm vị bệnh viện;
-
Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lượng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện;
-
Tổ chức đánh giá chất lượng Bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành;
-
Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng trong bệnh viện;
-
Phối hợp với các phòng ban chức năng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;
-
Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh.
V. Các hoạt động đang tiến hành:
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy trình khám chữa bệnh, điều trị trong bệnh viện. Cập nhật, cải tiến các quy trình hiện hành nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, tăng sự an toàn cho người bệnh khi thực hiện các hoạt động chuyên môn của bệnh viện, nâng cao chất lượng bệnh viện, tăng cường uy tín của bệnh viện đối với người dân cũng như là lãnh đạo cấp trên.
2. Tập trung thực hiện các mục tiêu đề ra trong Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện ngắn hạn cũng như là dài hạn. Hướng đến hoàn thiện các nội dung trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
3. Triển khai hệ thống quản lý sự cố y khoa tại các đơn vị trong bệnh viện nhằm phân tích nguyên nhân gốc rễ của các sai sót, sự cố và đưa ra các giải pháp phòng ngừa.
4. Phối hợp với các khoa xét nghiệm triển khai hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm tại các đơn vị nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng xét nghiệm phục vụ công tác khám chữa bệnh kịp thời.
5. Tiến hành đo lường các chỉ số chất lượng bệnh viện, thu thập các số liệu cần thiết nhằm phục vụ cho công tác giám sát các chỉ số chất lượng bệnh viện như chỉ số hài lòng người bệnh, chỉ số hài lòng của nhân viên y tế, chỉ số nhiễm khuẩn bệnh viện, chỉ số tỷ lệ tuân thủ thực hiện bảng kiểm An toàn phẫu thuật, …
6. Mở rộng tập huấn, truyền bá văn hóa chất lượng, an toàn người bệnh đến toàn thể nhân viên trong bệnh viện. Triển khai các hoạt động về “An toàn người bệnh” trong bệnh viện.
7. Triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
8. Tích cực đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng cho các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết tại các khoa phòng như việc giảm quá tải tại các khoa trọng điểm, giảm quá tải khu khám bệnh, tăng cường an toàn sử dụng hợp lý dược, an toàn sử dụng hợp lý trang thiết bị vật tư y tế…
9. Phối hợp với các phòng ban chức năng, xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ, chi tiết nội dung công tác kiểm tra thường kỳ và đột xuất các khoa, phòng theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
10. Tổ chức đánh giá chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
VI. Hoạt động đoàn thể:
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, Phòng Quản lý chất lượng còn tham gia hưởng ứng các hoạt động, phong trào do Công đoàn tổ chức, cũng như các hoạt động của Đoàn thanh niên bệnh viện.
VII. HOẠT ĐỘNG KHÁC
Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng;
Hội thảo về cải tiến chất lượng y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2018
Tập huấn 5S tại Bệnh viện Đà Nẵng
Tập huấn quy trình kiểm soát tài liệu tại Bệnh viện Đà Nẵng